Menu

Thành phần và cơ chế tác dụng TPCN Gan Hepa Liver+Plus

1. Thành phần cấu tạo TPCN gan Hepa Liver+Plus

Cà gai leo1500 mg
Actiso1000 mg
Diệp hạ châu1000 mg
Giảo cổ lam1000 mg
Silymarin195 mg
Ascorbic acid (Vitamin C)75 mg
Vitamin PP5 mg
Vitamin B11,5 mg
Vitamin B21,5 mg
Vitamin B53 mg
Vitamin B61,5 mg
Vitamin B90,5 mg

Thành phần khác (dầu đậu nành, lecithin, dầu cọ, sáp ong trắng, colidial silicon dioxid, gelatin, glycerine, nước, nipazin, dung dịch sorbitol 70%, ethyl vanilin, titan dioxyd): vừa đủ

Hepa Liver 5

2. Cơ chế tác dụng thực phẩm chức năng Hepa Liver+Plus

Giảo cổ lam Theo cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi-NXB Y học Năm 2015-Trang 322-327 Tác dụng của giảo cổ lam đặc biệt tốt trong việc làm hạ mỡ máu. Sở dĩ Giảo cổ lam có tác dụng làm hạ mỡ máu mạnh là do có chứa hàm lượng cao chất saponin giúp “tẩy rửa” các chất béo trong máu, bào mòn các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch, làm từ đó giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, chống huyết khối, làm tan máu đông, giúp máu lên não được lưu thông ổn định.

Giảo cổ lam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 rất hiệu quả do có chứa chất phanoside giúp ổn định đường huyết, làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, ổn định nồng độ đường trong máu.

Giảo cổ lam cũng có tác dụng giảm béo nhờ vào khả năng hoạt hóa men AMPK, một men có vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng của cơ thể, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và tăng cường chuyển hóa đường, đạm, mỡ, giúp giảm lượng mỡ thừa, từ đó giảm cân hiệu quả.

Giảo cổ lam chứa nhiều flavonoid, là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng dọn dẹp các gốc tự do trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư. Flavonoid còn có tác dụng chống độc, làm giảm tổn thương gan, tăng chức năng giải độc của gan.

Bảo vệ tế bào gan, tăng tiết mật: Tăng cường chức năng giải độc cho gan

Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp. Giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực.

Làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

Làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất, rượu.

Chữa các trường hợp viêm phế quản mãn tính, mất ngủ, béo phì.

Cà gai leo (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập I, trang 293)

Tính vị: cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc

Công dụng: có tác dụng tán phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu, trị rắn cắn, hỗ trợ trong điều trị viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ. tân phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau cầm máu.

Ngoài ra cà gai leo còn có tác dụng: Chữa chứng ho gà, suyễn, bài thuốc dùng trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp chữa ho do viêm họng,  rắn cắn. Không những thế tác của dụng cây cà gai leo trong việc chữa sâu răng, phong thấp vô cùng hiệu quả.

Liều dùng: Ngày dùng 16-20g dạng thuốc sắc uống

Atiso (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập II, trang 657) có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố; cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện và các chứng bệnh về gan, mật.

Tốt cho gan: Chất chống ôxy hóa cynarin và silymarin có trong atisô rất có ích cho gan. Một số thí nghiệm cho thấy chúng còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, atisô thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc điều trị một số bệnh về gan.

Cải thiện khả năng tiêu hóa: Atisô giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chúng là thuốc lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan.

Lượng chất xơ cao: Một cây atisô lớn chứa ¼ lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Một cây atisô cỡ vừa sẽ cung cấp nhiều chất xơ hơn là 1 cốc mận khô.

Thuốc có tác dụng nhuận tràng và lọc máu nhẹ đố với trẻ em. Dạng dùng là lá tươi hoặc khô, đem sắc (5%-10%) hoặc nấu cao lỏng với liều 2-10g lá khô một ngày. Có khi chế thành cao mềm hay cao khô để bào chế thuốc viên, thuốc tiêm.

Diệp hạ châu (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập I, trang 438)

Tính vị: vị đắng hơi ngọt, tính mát, quy kinh vào can, đởm

Công dụng:

Tiêu độc, tiêu viêm, tan ứ, lợi tiểu kích thích tiêu hóa, tăng tiết mật. Được dùng để chữa đau viêm họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sản hậu ứ huyết đau bụng, trẻ em tưa lưỡi. Ngoài ra cong dùng chữa bệnh gan, sốt, rắn rết cắn và dùng cây tươi giã đắp hoặc dịch ép cây tươi bôi ngoài, liều lượng không hạn chế.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng

Vitamin C (Acid L-Ascorbic) -Theo Dược thư quốc gia Việt Nam-Tác giả: Nguyễn Đình Tuấn-NXB Cao đẳng y tế Quảng Nam, năm 2009- trang 36: Vitamin C thiên nhiên có trong thực vật (trong các rau quả tươi). Việc chiết tách vitamin C từ thiên nhiên rất tốn kém và phức tạp nên người ta phải dùng tới phương pháp hóa học tổng hợp. Tuy nhiên vitamin C tổng hợp không thể tốt như vitamin C thiên nhiên được. Vitamin C tổng hợp có những nhược điểm như: hay bị oxy hóa nên rất dễ bị hủy trong cơ thể, bị thải trừ rất nhanh qua nước tiểu.

Ngoài việc tăng cường hệ thống miễn dịch, vitamin C còn rất cần thiết để làm cho xương, da và răng chắc khỏe cũng như việc sản xuất collagen. Hơn nữa, vitamin C còn giúp chữa lành vết thương và điều hòa lượng cholesterol trong máu. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như xuất huyết, loãng xương… nhưng nếu bổ sung quá nhiều lại gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như loét dạ dày, tá tràng; viêm bàng quang, tiêu chảy, tăng tạo sỏi thận và gây bệnh gút….

Thúc đẩy sự hình thành collagen: Khi thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, khiến các vết thương lâu lành dẫn đến xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau (vỡ mao mạch, chảy máu dưới da, chảy máu lợi), thành mạch yếu… là các hiện tượng thường thấy ở bệnh scobat.

Chất kích hoạt enzyme: Vitamin C có thể bảo vệ vitamin A, vitamin E, và các axit béo thiết yếu khỏi bị tiêu huỷ; làm cho sắt có trong thức ăn được duy trì trong trạng thái hoàn nguyên, thúc đẩy sự hấp thụ và chuyển dịch tồn trữ sắt trong cơ thể. Làm cho canxi trong thành ruột không bị kết tủa, giúp cải thiện tỷ lệ hấp thụ can-xi vào cơ thể. Tham gia phản ứng hydroxyt của cholesterol thành axit cholic, có hiệu quả nhất định trong điều trị thiếu hồng cầu.

Tham gia quá trình chuyển hóa cholesterol: Giúp 80% cholesterol chuyển hóa thành sulfat tan trong nước để bài tiết khỏi cơ thể, giảm hàm lượng cholesterol trong máu; loại bỏ cholesterol tích tụ trong động mạch; gia tăng các thành phần có ích của máu như lipoprotein, có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống xơ vữa động mạch.

Tham gia quá trình bài tiết chất độc khỏi cơ thể: Tiếp tục ô-xy hóa thành glutathione (diketo golunat) cùng với chất độc trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài.

Phòng chống ung thư: Việc giảm vitamin C trong đường tiêu hóa ngăn chặn sự hình thành nitrosamines, có hiệu quả ngăn ngừa sự xuất hiện của các khối u đường tiêu hóa; ngoài ra vitamin C còn tham gia trong tổng hợp collagen, giúp các tế bào kẽ duy trì cấu trúc bình thường, làm giảm quá trình phát triển của tế bào ung thư.

Chống cảm lạnh: Vitamin C có thể cải thiện khả năng kháng bệnh của các tế bào miễn dịch và tăng cường miễn dịch của cơ thể và miễn dịch humoral, loại bỏ các yếu tố gây bệnh, giữ hệ hô hấp được bảo toàn. Khi thiếu nó, biểu mô tế bào kháng bệnh ở khí quản và phế quản bị giảm xuống. Các thí nghiệm cho thấy, uống 1.000 mg vitamin C mỗi ngày có thể giảm 50% nguy cơ bị cảm lạnh và giảm 23% các triệu chứng cảm cúm.

Bảo vệ da, chống nếp nhăn: Vitamin C là chất kích hoạt enzyme, có thể gia tăng sự hoạt động của một số kim loại, giúp da chống lại các gốc tự do sinh ra bởi tia cực tím, tránh sự xuất hiện của tàn nhang, thúc đẩy sự trao đổi chất, góp phần ngăn ngừa lão hóa da.

Vitamin B3 (Vitamin PP, Nicotinamid) -Theo Dược thư quốc gia Việt Nam-Tác giả: Nguyễn Đình Tuấn-NXB Cao đẳng y tế Quảng Nam, năm 2009- trang 433: Trong cơ thể, nicotinamid được tạo thành từ acid nicotinic. Thêm vào đó, một phần tryptophan trong thức ăn được oxy hóa tạo thành acid nicotinic và sau đó thành nicotinamid. Nicotinamid và acid nicotinic là vitamin nhóm B, tan trong nước, có trong thực phẩm như: nấm men, thịt, cá, sữa, trứng, rau xanh, và các hạt ngũ cốc. Tuy nhiên, một số lượng nhỏ vitamin này trong ngũ cốc tồn tại ở dạng khó hấp thu. Trong cơ thể, nicotinamid thực hiện chức năng sau khi chuyển thành hoặc nicotinamid adenin dinucleotid (NAD) hoặc nicotinamid adenin dinucleotid phosphat (NADP). NAD và NADP có vai trò sống còn trong chuyển hóa như một coenzym xúc tác phản ứng oxy hóa-khử cần thiết cho hô hấp tế bào, phân giải glycogen, và chuyển hóa lipid.

Vitamin B3, cũng thường được gọi là niacin, là một thành viên của gia đình vitamin B phức tạp mà phát hiện có liên quan đến hoạt động của các dịch vụ y tế công cộng Hoa Kỳ vào đầu những năm 1900. Thuật ngữ “niacin” được sử dụng thay thế cho nhau với vitamin B3 thực sự là một thuật ngữ không có kỹ thuật mà đề cập đến hình thức hóa học khác nhau của vitamin. Các hình thức bao gồm acid nicotinic và nicotinamide. (Nicotinamide cũng đôi khi được gọi là niacinamide.) Tên “niacin,” “acid nicotinic,” và “nicotinamide” là tất cả bắt nguồn từ các nghiên cứu về thuốc lá trong đầu những năm 1930.

Trao đổi chất của chất béo: Vitamin B3 đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý hóa học của chất béo trong cơ thể. Các khối xây dựng acid béo cho các cấu trúc chứa mỡ trong cơ thể (như màng tế bào) thường đòi hỏi sự hiện diện của vitamin B3 để tổng hợp của họ, cũng như nhiều kích thích tố chất béo dựa trên (được gọi là hormone steroid).

Hỗ trợ các quá trình di truyền: Thành phần của vật liệu di truyền trong tế bào của chúng ta chính, được gọi là acid nucleic deoxyribose (DNA) yêu cầu vitamin B3 cho sản xuất của họ, và thiếu hụt vitamin B3 (như thiếu hụt các vitamin B phức tạp khác) có liên quan trực tiếp đến di truyền (DNA) thiệt hại. Mối quan hệ giữa vitamin B3 và tổn thương DNA dường như là đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ với bệnh ung thư và ngăn chặn nó.

Triệu chứng thiếu hụt vitamin B3 là gì?

Do mối quan hệ độc đáo của nó với sản xuất năng lượng, thiếu vitamin B3 thường gắn liền với sự yếu kém chung, yếu cơ thể, và biếng ăn. Nhiễm trùng da và các vấn đề tiêu hóa cũng có thể được kết hợp với sự thiếu hụt niacin.

Vitamin B1 (Thiamin)-Theo Dược thư quốc gia Việt Nam – Tác giả: Nguyễn Đình Tuấn-NXB Cao đẳng y tế Quảng Nam, năm 2009- trang 606: có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động tương tác của tế bào trong cơ thể, nhất là việc sản xuất năng lượng. Trong đó các tế bào của cơ thể đã dùng ôxy để chuyển hóa carbohydrate và các loại đường thành năng lượng.

Bởi vậy, nếu không có vitamin B1 hoặc thiếu hụt nguồn dưỡng chất này thì hiệu quả sản xuất năng lượng có thể sẽ bị suy giảm hoặc bị vô hiệu hóa. Ngoài ra, vitamin B1 còn có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa. Vitamin B1 còn hỗ trợ các bộ phận trong cơ thể và hệ thần kinh ngắt các thông báo truyền gửi cho nhau.

Giúp chuyển hóa glucose dư thừa trong máu thành chất béo dự trữ, duy trì các xung lực thần kinh, nhận thức hoạt động và duy trì chức năng của não. Bên cạnh đó, vitamin B1 cũng duy trì các khối cơ của ruột, bụng và tim. Thêm nữa, thiamine có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể ngăn ngừa tác hại của rượu, các chất gây ô nhiễm và khói thuốc. Ngoài ra, vitamin B1 có tác dụng liên quan đến chuyển hoá cacbonhydrat và tốc độ chuyển hoá, khi thiếu hụt sẽ gây tê phù (beriberi), viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác các chi. Thiếu hụt trầm trọng có thể gây rối loạn nhân cách, trầm cảm, thiếu sáng kiến và trí nhớ kém.

Hiện tượng thiếu hụt vitamin B1 được chuyên môn gọi là hiện tượng beriberi rất ít khi xảy ra nhưng khi xuất hiện thường kèm theo các dấu hiệu như giảm tính ngon miệng, mệt mỏi, ngại vận động, khó tiêu hóa, táo bón, lo sợ, đặc biệt các cơ bắp xuất hiện hiện tượng như có kim châm, đầu ngón chân ngón tay bị tê cứng. Hiện tượng dùng quá liều vitamin B1 ít khi xảy ra vì vậy mà không thấy có hiện tượng ngộ độc do dùng loại dưỡng chất này.

Theo số liệu thống kê thì những người nghiện rượu là nhóm bị thiếu hụt vitamin B1 cao nhất. Lý do rượu là thủ phạm rửa trôi B1 và đưa nhanh thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Do rượu còn phá hủy gan thận rất mạnh nên nhu cầu về vitamin B1 ở nhóm người này cao từ 10-100 lần so với người không uống rượu.

Những người nghiện cà phê, chè: Giống như người nghiện rượu chè, cà phê làm cho vitamin B1 nhanh bị rửa trôi qua con đường nước tiểu.

Vitamin B2 (Riboflavin) -Theo Dược thư quốc gia Việt Nam-Tác giả: Nguyễn Đình Tuấn-NXB Cao đẳng y tế Quảng Nam, năm 2009- trang 543:

Trong thiên nhiên, vitamin B2 có trong tất cả các tế bào sống. Các loại thực phẩm hằng ngày như: ngũ cốc, rau xanh, đậu các loại, thịt, trứng, sữa, tim, thận, gan, lách… đều có vitamin B2 (tỷ lệ mất vitamin B2 khi chế biến thức ăn khoảng 15-20%). Hàm lượng vitamin B2 trong động vật cao hơn thực vật. Vitamin B2 thải trừ chủ yếu theo nước tiểu (làm cho nước tiểu có màu vàng) một phần nhỏ thải trừ theo phân.

Trong cơ thể, vitamin B2 có nhiều vai trò quan trọng: là thành phần quan trọng của các men oxydase; trực tiếp tham gia vào các phản ứng oxy hóa hoàn nguyên; khống chế các phản ứng hô hấp chuyển hoá của tế bào; chuyển hoá các chất: đường, đạm, béo ra năng lượng để cung cấp cho các tế bào hoạt động; tác động đến việc hấp thu, tồn trữ và sử dụng sắt trong cơ thể (rất quan trọng trong việc phòng chống thiếu máu do thiếu sắt).

Khi vào cơ thể, vitamin B2 được biến đổi thành các dạng co-enzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô và sự hoạt hóa vitamin B6 (vì khi thiếu hụt vitamin B6 có thể dẫn đến thiếu máu nguyên bào sắt, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm da tăng bã nhờn, khô nứt môi…), liên quan đến sự toàn vẹn của hồng cầu…

Thiếu vitamin B2 sẽ gây nên hiện tượng sần rám da, chốc mép, khô nứt môi, viêm lưỡi và viêm miệng. Có thể có những triệu chứng về mắt như ngứa và rát bỏng, sợ ánh sáng và rối loạn phân bố mạch ở giác mạc. Thiếu vitamin B2 có thể xảy ra khi chế độ dinh dưỡng không đủ, hoặc bị kém hấp thu, nhưng không xảy ra ở những người khỏe, ăn uống hợp lý. Thiếu vitamin B2 thường gặp nhất ở người nghiện rượu, người bệnh gan, ung thư, stress, nhiễm khuẩn, ốm lâu ngày, sốt, tiêu chảy, bỏng, chấn thương nặng, cắt bỏ dạ dày, trẻ em có lượng bilirubin huyết cao và người sử dụng một số thuốc gây thiếu hụt vitamin B2.

Vitamin B5 (Pantothenic acid) -Theo Dược thư quốc gia Việt Nam-Tác giả: Nguyễn Đình Tuấn-NXB Cao đẳng y tế Quảng Nam, năm 2009- trang 103: là một vitamin tan trong nước, có rất nhiều trong tự nhiên, nhưng cũng rất dễ mất đi trong quá trình chế biến.

Vitamin B5 được tìm thấy trong tất cả các tế bào sống, nó có rất nhiều trong các nhóm thực phẩm như thịt, rau quả tươi, trứng, ngũ cốc, các loại đậu, sữa…. Vitamin này thường rất kén chọn môi trường, dễ dàng bị mất đi ở môi trường đông lạnh, hoặc các thực phẩm chế biến, đóng hộp, lượng vitamin B5 cũng mất đi đáng kể.

Thiếu hụt vitamin B5 có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, mất ngủ…. Axid pantothenic có khả năng giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng, sản xuất chất dẫn truyền thần kinh trong não, chiết xuất protein và chất béo cho cơ thể… Những lợi ích quan trọng nhất của vitamin B5 có tác dụng với cơ thể chủ yếu là trên hệ thống tóc-móng. Vitamin B5 được sử dụng trong các trường hợp: rụng tóc, rối loạn dinh dưỡng móng, phối hợp với các thuốc khác để điều trị viêm đường hô hấp trên mạn tính. Thế nhưng vitamin B5 không có tác dụng nhiều trên da nên chỉ được dùng phối hợp với các vitamin nhóm B điều trị viêm da do tiết bã nhờn và các triệu chứng ở da nói chung do thiếu vitamin nhóm B. Ngoài ra, vitamin B5 còn giúp cơ thể mau lành vết thương sau chấn thương, phẫu thuật, giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Trong đa số các loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày đều có chứa vitamin B5, đặc biệt có nhiều trong men, ngũ cốc, các loại đậu đỗ, lòng đỏ trứng, các loại nấm, thịt gia súc, gia cầm, hoa quả

Làm óng tóc khỏe da: Vitamin B5 có khả năng làm mầm tóc phân chia, nhanh chóng tái tạo tóc mới, ngoài ra nó còn có thể làm tăng độ ẩm cho tóc, giúp tóc mềm mại, và ngăn rụng hữu hiệu. Đối với làn da, vitamin B5 giúp phân giải lượng dầu thừa trên da, nguyên nhân chính hình thành các loại mụn trứng cá.

Cải thiện sức khỏe tim mạch: Vitamin B5 giúp và duy trì hoạt động bình thường của cơ tim. Các dẫn xuất của vitamin B5 là panthenol, phosphopantethine giúp cải thiện nồng độ lipid trong máu và gan. Nó làm giảm triglyceride, giúp hạ cholesterol toàn phần, vì thế giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Tăng cường mức độ hemoglobin: Vitamin B5 chính là loại vitamin có khả năng tạo ra các hormon và các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, góp phần tăng nồng độ hemoglobin trong máu, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu sắt hoặc thiếu máu. Vitamin B5 còn hỗ trợ gan trong quá trình chuyển hóa các chất độc hại và giúp cho phân chia tế bào và tái tạo DNA.

Giảm căng thẳng (stress), lo âu: Vitamin B5 hỗ trợ hệ thống dẫn truyền thần kinh góp phần làm giảm căng thẳng và mệt mỏi. Sở dĩ pantothenic acid có tác dụng đối với hệ thần kinh là do nó tạo ra dẫn truyền thần kinh cần thiết cho sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương và sự vận hành của tuyến thượng thận, ngoài ra nó còn điều tiết hormone steroid và acetylcholine giúp con người cân bằng và giảm lo lắng và stress.

Cải thiện khả năng miễn dịch: Giống như kẽm, vitamin B5 cũng rất hiệu quả trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, tăng sức đề kháng với các loại bệnh nhiễm trùng như bệnh suyễn, bệnh viêm da dị ứng, bệnh xương khớp…. Hoạt chất coenzym A chuyển hóa từ vitamin B5 còn có tác dụng thải độc, nó đào thải các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, các loại thuốc có hại ra khỏi cơ thể.

Cần thiết cho quá trình tăng trưởng: Vitamin B5 đóng vai trò như một chất tổng hợp cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể góp phần cho cơ thể phát triển lành mạnh. Vì vitamin B5 cần thiết cho sự hình thành của chất béo, protein, carbohydrate, axit amin và kích thích nội tiết tố tuyến thượng thận.

Cải thiện sức chịu đựng, tăng độ dẻo dai: Vitamin B5 giúp tăng cường năng lượng và duy trì khả năng chịu đựng của cơ thể. Nó không chỉ làm giảm mệt mỏi mà còn tăng cường sức dẻo dai của con người. Nguồn thực phẩm giàu vitamin B5 có thể kể đến như trứng, cá, quả hạnh, sữa, pho mát, lúa mỳ, các loại hạt, đậu nành, các loại đậu, cá hồi, bắp cải, bông cải xanh, nấm, men bia, mật mía….

Vitamin B6 (Pyridoxine) -Theo Dược thư quốc gia Việt Nam-Tác giả: Nguyễn Đình Tuấn-NXB Cao đẳng y tế Quảng Nam, năm 2009- trang 529: Sự tác động của vitamin B6 đến cơ thể có thể kể đến như: tác động trong sự chuyển hóa protein, kích thích hệ thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch, tham gia vào quá trình tổng hợp hocmon và tế bào hồng cầu. Trung bình mỗi ngày nam giới cần bổ sung 2mg, phụ nữ là 1,6mg. Những người cần có một thực đơn với lượng protein cao thì cần lượng B6 lớn hơn. Ngược lại, phụ nữ đang dùng thuốc ngừa thai thì nên dùng liều thấp hơn. Khi vào cơ thể chuyển thành chất có tác dụng hoạt động như coenzym trong chuyển hoá protein, glucid và lipid. Tham gia trong tổng hợp acid gamma-aminobutiric trong hệ thần kinh trung ương và tham gia tổng hợp Hemoglobulin. Thiếu hụt Vitamin B6 sẽ dẫn đến thiếu máu nguyên bào sắt, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm da tăng bã nhờn, khô nứt mô. Thiếu Vitamin B6 thường do các nguyên nhân: Nghiện rượu, bỏng, sốt kéo dài, cắt bỏ dạ dày, nhiễm khuẩn, bệnh đường ruột (ỉa chảy, viêm ruột) hoặc phụ nữ mang thai.

Khi bị thiếu vitamin B6, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu nguyên bào sắt, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm da tăng bã nhờn, và tình trạng khô nứt môi. Vì vậy, khi bị thiếu hụt do dinh dưỡng, hoặc nhu cầu cơ thể tăng, cần bổ sung thêm vitamin B6.

Vitamin B6 (pyridoxine) là một loại vitamin nhóm B. Tuy chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với cơ thể. Ở trẻ em, nhu cầu hàng ngày khoảng 0,3-2mg, người lớn từ 1,6-2mg và người mang thai hoặc cho con bú là 2,1-2,2mg. Nếu chế độ ăn uống hàng ngày đầy đủ thì hiếm gặp tình trạng thiếu hụt vitamin B6, nhưng có thể xảy ra trong trường hợp rối loạn hấp thu, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hoặc rối loạn do thuốc gây nên (dùng thuốc chống lao isoniazid hoặc uống thuốc tránh thai…).

Đối với người mang thai, người cho con bú có nhu cầu tăng về mọi vitamin, nên bổ sung các vitamin bằng chế độ ăn.

Vitamin B9 (Acid folic) -Theo Dược thư quốc gia Việt Nam-Tác giả: Nguyễn Đình Tuấn-NXB Cao đẳng y tế Quảng Nam, năm 2009- trang 18

Vai trò của acid folic: Folic acid là vitamin thuộc nhóm B, là coenzym của nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, rất cần để sản xuất tế bào mới, trong đó có hồng cầu, bạch cầu; nó đặc biệt quan trọng ở giai đoạn phân chia và lớn nhanh của tế bào trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Đóng vai trò quan trọng với sự hình thành, phục hồi và tổng hợp nên AND, cần thiết trong việc nhân đôi AND và tránh đột biến AND. Cần cho nam trong độ tuổi sinh đẻ tạo tinh trùng, tăng số lượng và chất lượng tinh trùng. Folic acid làm giảm lượng homocystein, chất tạo điều kiện cho vữa xơ mạch vành phát triển nên rất cần thiết cho người bệnh đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Folic acid tham gia vào quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh như dopamin, adrenalin, noradrenalin… giúp cho thần kinh hoạt động tốt; chống các bệnh như phản ứng chậm chạp, rối loạn thái độ, tự kỷ. Folic acid kết hợp với vitamin B12 giúp sản sinh tế bào máu chống bệnh thiếu máu. Folic acid là chất xúc tác cho nhiều loại dược phẩm, giảm tác dụng phụ có hại cho cơ thể, rất cần cho những người thường xuyên phải dùng thuốc hoặc phải dùng nhiều loại thuốc để điều trị nhiều bệnh cùng lúc (thuốc giảm đau, chống co thắt, hạ huyết áp, hạ đường huyết, hạ cholesterol máu, kháng sinh, kháng lao, trợ tim, an thần, nhuận gan, chống động kinh, chống sốt rét…).

Nguồn cung cấp: Folic acid có trong thức ăn thiên nhiên như: các loại rau xanh tươi sống, nấm, đậu, củ, quả, ngũ cốc, thịt và phủ tạng động vật… Folic aicd cao nhất là gan bò, gan gà: 590mcg, hạt đậu đũa 430mcg, hạt đậu tương 210mcg, quả ổi chín 170mcg, rau mồng tơi 134mcg, hạt lạc 124mcg, rau đay 123mcg, rau muống 122mcg… Folic acid không bền với nhiệt, không khí, ánh sáng, chất kiềm. Vi khuẩn đường ruột có khả năng tổng hợp một lượng folic acid để đáp ứng nhu cầu cơ thể khi thức ăn không đủ cung cấp (tuy vậy, một số người lại ít có khả năng này do di truyền hoặc do cơ thể yếu)..

Folic acid được chỉ định điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và phòng các trường hợp thiếu folic acid.

Folic acid không dùng trong trường hợp mắc bệnh ung thư máu, thiếu máu tán huyết, đa hồng cầu. Tránh dùng cùng lúc với: trà, cà phê, rượu sẽ giảm khả năng hấp thu folic acid.

>>> Xem chi tiết thực phẩm chức năng gan Hepa Liver+Plus