Menu

Cơ chế tác dụng thực phẩm chức năng bổ não Brain Forte Gold

1. Thành phần thực phẩm chức năng bổ não Brain Forte Gold

Citicoline15mg
Vinpocitin5mg
Coenzyme Q101mg
Nattokinase100FU
Garlic oil (dầu tỏi)30mg
Omega 325mg
Ginkgo biloba extract120mg
Vitamin B12mg
Vitamin B62mg
Magie lactate50mg

Thành phần khác (gelatin, nipagin, nipazol): vừa đủ

Brain Forte 8

2. Cơ chế tác dụng thực phẩm chức năng bổ não Brain Forte gold

Omega 3 đối với não bộ đã được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu khoa học. Theo đó, omega-3 là một acid béo thiết yếu đối với cơ thể. Omega-3 góp phần cấu thành cũng như duy trì hoạt động tế bào não.

Omega-3 được mệnh danh là “gạch xây não người”  nhờ những tác dụng tích cực đến sự cấu thành não bộ. Bởi lẽ, DHA – một loại omega-3 phổ biến – là thành phần chiếm tỷ lệ cao trong các nơ ron thần kinh và võng mạc. Vì vậy, bổ sung omega-3 là cách giúp trẻ phát triển một cách toàn diện ngay từ những năm tháng đầu đời. Đối với nhóm trẻ được bổ sung omega-3 đều đặn, IQ sẽ cao hơn nhóm trẻ không được cung cấp acid béo này. Kết quả nghiên cứu này đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín. Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn chứng minh rằng omega-3 góp phần giúp trẻ tập trung hơn từ đó học tập và tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.

Theo kết quả nghiên cứu về tác dụng của dầu cá omega 3 đối với não bộ, nếu cung cấp một lượng 3g/ ngày sẽ góp phần tăng khả năng tư duy và phát triển của não bộ, cải thiện trí nhớ. Đặc biệt, omega-3 còn giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh Alzheimer ở người già. Các chuyên gia khuyến cáo cần bổ sung omega-3 với một lượng thích hợp để hỗ trợ bảo vệ não bộ tốt nhất.

Nattokinase là 1 enzym mạnh chiết xuất từ món Natto (đậu tương lên men) truyền thống của Nhật Bản. Natto là 1 sản phẩm pho mát làm từ đậu nành luộc hoặc hấp lên men với những vi khuẩn có lợi được gọi là vi khuẩn Bacillus subtilis hoặc Bacillus Natto.

Natto đã phát triển thành một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của Nhật Bản trong hơn 1 thế kỷ. Natto được biết tới với tác dụng của nó trên mạch máu và tim mạch. Các bác sĩ đã chỉ ra rằng Nattokinase có tác dụng làm tiêu sợi huyết, và có thể làm tan các cục máu đông nguy hiểm… Trong trường hợp này, Nattokinase hoạt động giống như một loại enzyme tự nhiên trong cơ thể giúp phân hủy fibrin được gọi là plasmin. Plasmin được tìm thấy trong máu và hoạt động như là một hệ thống phòng thủ chống lại các cục máu đông – nguyên nhân gây bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não.

Vinpocetin có tác dụng tốt với nhiều bộ phận quan trọng của cơ thể như: não, thần kinh, mắt, tai…  Thuốc được dung nạp tốt.

Với não: Kích thích chuyển hóa ở não: tăng tiếp nhận ôxy và gluco, sử dụng có hiệu quả các chất này ở mô não. Bảo vệ não: giúp não hoạt động trong tình trạng thiếu ôxy, tăng vận chuyển gluco đến não qua hàng rào máu não (gluco là nguồn năng lượng đặc biệt của não). Làm tăng vi tuần hoàn não: giảm độ nhớt máu do bệnh lý (độ nhớt máu tăng sẽ làm chậm lưu thông máu).  Ức chế tập kết tiểu cầu chống huyết khối.  Làm tăng sự biến dạng hồng cầu giúp cho hồng cầu thu mình lại để chui qua khe thành mạch dễ dàng nhằm cung cấp ôxy và dưỡng chất cho mô não và hút các chất thải của tế bào não rồi chui trở lại lòng mạch, chuyển chất thải ra ngoài qua đường thở, đường tiết niệu.  Làm giãn mạch não, tăng tuần hoàn não một cách chọn lọc: tăng cung cấp máu cho não, giảm sức kháng mạch não (mà không ảnh hưởng đến tuần hoàn toàn thân, không chiếm đoạt máu của các vùng khác). Cải thiện sự cung cấp máu cho vùng não thiếu máu do tổn thương (chấn thương não, xuất huyết não) nhưng chưa hoại tử.

Với thần kinh: Bảo vệ thần kinh, trung hòa những phản ứng độc tế bào do sự kích thích của các acid amin, tăng tác dụng bảo vệ thần kinh của adenosin.

Với mắt: Chống nghẽn mạch do huyết khối. Chống rối loạn xơ vữa động mạch tiên phát, chống rối loạn mao mạch ở võng mạc, do đó chống thoái hóa hoàng điểm (nếu hoàng điểm bị thoái hóa sẽ mù vĩnh viễn). Chống glaucom thứ phát.

Citicoline chứa thành phần Citicoline một chất có tác dụng chất trung gian trong quá trình sinh tổng hợp phospholipit của màng tế bào, đặc biệt là Phosphotidylcholine và Acetylcholine. Đây cũng chính là chất béo cấu tạo bao myelin bọc dây thần kinh, đặc tính này làm cho tốc độ dẫn truyền các tín hiệu dưới dạng các xung động thần kinh được thông suốt đến não, làm tăng sự nhạy bén của các hoạt động trí não, cảm xúc, đem lại sự cường tráng cho não, đồng thời bảo vệ não chống lại sự suy giảm trí nhớ do tuổi tác.

Đặc biệt sau khi sử dụng, citicoline phóng thích ra 2 thành phần cơ bản là Cytidine và Choline và được phân tán đi khắp cơ thể, qua hàng rào máu não, đến hệ thần kinh trung ương và các thành phần này kết hợp với Phospholipip của màng tế bào và Microsome. Thành phần CDP- Choline hoạt hóa quá trình sinh tổng hợp cấu trúc Phospholipid của màng tế bào thần kinh, làm tăng quá trình chuyển hóa ở não, tác động lên các cấp độ dẫn truyền thần kinh khác nhau, và làm tăng lượng Noradrenaline, Acetylcholine và Dopamine trong hệ thần kinh trung ương.

Coenzyme Q-10 (Theo https://www.wikipedia.org/) là một hợp chất tự nhiên có trong ty thể tế bào động thực vật. Ở người Coenzyme Q10 (CoQ10) có mặt trong hầu khắp các mô, nhiều nhất trong mô tim gan, thận, tụy tạng. CoQ10 có vai trò hoạt hóa quá sinh năng lượng (tổng hợp ATP), sử dụng oxy hóa của các tế bào, rất cần thiết cho việc sinh tồn, phát triển, hoạt động của chúng. Ngoài ty thể, CoQ10 đóng vai trò chống oxy hóa bảo vệ màng lipid tế bào, đặc biệt góp phần ngăn quá trình oxy hóa của LDL Cholesterol.

Tác dụng của Q10

– Bệnh tim mạch: Co Q10 hiệu quả với việc điều trị một số các bệnh tim mạch, giảm cholesterol máu (trong rối loạn lipid máu), điều hòa huyết áp, giúp sự hô hấp tế bào cơ tim, làm mạnh tim, ngăn cản virut gây viêm tim.

– Bệnh Parkinson: Co Q10 làm chậm các ảnh hưởng của bệnh Parkinson, làm chậm sự thoái hóa thần kinh.

– Bệnh ung thư: Q10 giúp phòng ngừa ngộ độc do tác động của các hóa chất trong môi trường sống, chống ôxy hóa, chống lão hóa, nên phối hợp với một số chất khác như các vitamin: E, C, để giúp cơ thể trẻ, khỏe, ngừa ung thư.

– Thừa cân: Co Q10 giúp giải phóng năng lượng thừa, ngăn ngừa béo phì và việc tích mỡ có hại cho phủ tạng.

Vai trò của Q10 đối với cơ thể

– Q10 là một dẫn chất benzoquinon, phân bố ở nhiều nơi trong cơ thể người và trong tự nhiên, có đặc tính tương tự vitamin, nghĩa là cơ thể con người cần chúng với số lượng rất lớn.

– Q10 có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người, Sự thiếu hụt Coenzyme Q10 sẽ gây ra các rắc rối về chuyển hóa và sinh bệnh tật.

Ginkgo biloba extract (Bạch quả) (Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập I, trang 154):

Tính vị: vị ngọt, hơi đắng, tính bình. Quy kinh phế và mạch đới.

Công dụng:

Bạch quả tiêu chuẩn hóa được dùng trong y học hiện đại để điều trị triệu chứng trong thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ trong sa sút trí tuệ) thoái hóa tiên phát, sa sút trí tuệ do tuần hoàn và kết hợp hai dạng với những triệu chứng: Suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, tâm trạng trầm cảm, chóng mặt, ù tai và nhức đầu.

Cao bach quả cũng làm tăng quãng đường đi không đau ở người có tắc động mạch ngoại biên như tập tễnh cách hồi, bênh Raynaud xanh tím đầu chi, và hội chứng sau viêm tĩnh mạch, và điều trị bẹnh ở tai trong như ù tai và chóng mặt do mạch máu hoặc thoái hóa.

Trong y học dân gian, bạch quả được dùng để trị giun, thúc đẻ, điều trị viêm phế quản, viêm mũi mãn tính, cước ở chân tay do lạnh, viêm khớp và phù.

Liều dùng: liều dùng cao khô tiêu chuẩn hóa với tỷ lệ dược liệu/cao là 36-67/1: ngày dùng 120-240mg chia 2-3 lần 40mg cao tương đương 1,4-2,7g lá. Cao lỏng (1:1), 0,5ml, ngày 3 lần.

Vitamin B1 (Thiamin)-Theo Dược thư quốc gia Việt Nam – Tác giả: Nguyễn Đình Tuấn-NXB Cao đẳng y tế Quảng Nam, năm 2009- trang 606: có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động tương tác của tế bào trong cơ thể, nhất là việc sản xuất năng lượng. Trong đó các tế bào của cơ thể đã dùng ôxy để chuyển hóa carbohydrate và các loại đường thành năng lượng.

Bởi vậy, nếu không có vitamin B1 hoặc thiếu hụt nguồn dưỡng chất này thì hiệu quả sản xuất năng lượng có thể sẽ bị suy giảm hoặc bị vô hiệu hóa. Ngoài ra, vitamin B1 còn có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa. Vitamin B1 còn hỗ trợ các bộ phận trong cơ thể và hệ thần kinh ngắt các thông báo truyền gửi cho nhau.

Giúp chuyển hóa glucose dư thừa trong máu thành chất béo dự trữ, duy trì các xung lực thần kinh, nhận thức hoạt động và duy trì chức năng của não. Bên cạnh đó, vitamin B1 cũng duy trì các khối cơ của ruột, bụng và tim. Thêm nữa, thiamine có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể ngăn ngừa tác hại của rượu, các chất gây ô nhiễm và khói thuốc. Ngoài ra, vitamin B1 có tác dụng liên quan đến chuyển hoá cacbonhydrat và tốc độ chuyển hoá, khi thiếu hụt sẽ gây tê phù (beriberi), viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác các chi. Thiếu hụt trầm trọng có thể gây rối loạn nhân cách, trầm cảm, thiếu sáng kiến và trí nhớ kém.

Hiện tượng thiếu hụt vitamin B1 được chuyên môn gọi là hiện tượng beriberi rất ít khi xảy ra nhưng khi xuất hiện thường kèm theo các dấu hiệu như giảm tính ngon miệng, mệt mỏi, ngại vận động, khó tiêu hóa, táo bón, lo sợ, đặc biệt các cơ bắp xuất hiện hiện tượng như có kim châm, đầu ngón chân ngón tay bị tê cứng. Hiện tượng dùng quá liều vitamin B1 ít khi xảy ra vì vậy mà không thấy có hiện tượng ngộ độc do dùng loại dưỡng chất này.

Theo số liệu thống kê thì những người nghiện rượu là nhóm bị thiếu hụt vitamin B1 cao nhất. Lý do rượu là thủ phạm rửa trôi B1 và đưa nhanh thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Do rượu còn phá hủy gan thận rất mạnh nên nhu cầu về vitamin B1 ở nhóm người này cao từ 10-100 lần so với người không uống rượu.

Những người nghiện cà phê, chè: Giống như người nghiện rượu chè, cà phê làm cho vitamin B1 nhanh bị rửa trôi qua con đường nước tiểu.

– Vitamin B6 (Pyridoxine) -Theo Dược thư quốc gia Việt Nam-Tác giả: Nguyễn Đình Tuấn-NXB Cao đẳng y tế Quảng Nam, năm 2009- trang 529: Sự tác động của vitamin B6 đến cơ thể có thể kể đến như: tác động trong sự chuyển hóa protein, kích thích hệ thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch, tham gia vào quá trình tổng hợp hocmon và tế bào hồng cầu. Trung bình mỗi ngày nam giới cần bổ sung 2mg, phụ nữ là 1,6mg. Những người cần có một thực đơn với lượng protein cao thì cần lượng B6 lớn hơn. Ngược lại, phụ nữ đang dùng thuốc ngừa thai thì nên dùng liều thấp hơn. Khi vào cơ thể chuyển thành chất có tác dụng hoạt động như coenzym trong chuyển hoá protein, glucid và lipid. Tham gia trong tổng hợp acid gamma-aminobutiric trong hệ thần kinh trung ương và tham gia tổng hợp Hemoglobulin. Thiếu hụt Vitamin B6 sẽ dẫn đến thiếu máu nguyên bào sắt, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm da tăng bã nhờn, khô nứt mô. Thiếu Vitamin B6 thường do các nguyên nhân: Nghiện rượu, bỏng, sốt kéo dài, cắt bỏ dạ dày, nhiễm khuẩn, bệnh đường ruột (ỉa chảy, viêm ruột) hoặc phụ nữ mang thai.

Khi bị thiếu vitamin B6, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu nguyên bào sắt, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm da tăng bã nhờn, và tình trạng khô nứt môi. Vì vậy, khi bị thiếu hụt do dinh dưỡng, hoặc nhu cầu cơ thể tăng, cần bổ sung thêm vitamin B6.

Vitamin B6 (pyridoxine) là một loại vitamin nhóm B. Tuy chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với cơ thể. Ở trẻ em, nhu cầu hàng ngày khoảng 0,3-2mg, người lớn từ 1,6-2mg và người mang thai hoặc cho con bú là 2,1-2,2mg. Nếu chế độ ăn uống hàng ngày đầy đủ thì hiếm gặp tình trạng thiếu hụt vitamin B6, nhưng có thể xảy ra trong trường hợp rối loạn hấp thu, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hoặc rối loạn do thuốc gây nên (dùng thuốc chống lao isoniazid hoặc uống thuốc tránh thai…).

Đối với người mang thai, người cho con bú có nhu cầu tăng về mọi vitamin, nên bổ sung các vitamin bằng chế độ ăn.

Magie lactate -Theo Dược thư quốc gia Việt Nam-Tác giả: Nguyễn Đình Tuấn-NXB Cao đẳng y tế Quảng Nam, năm 2009- trang 62

Magnesium giúp điều hoà các hoạt động thần kinh và hệ cơ. Thiếu nó sẽ bị đau đầu, co cứng cơ, rối loạn các hoạt động cơ. Vì lý do này từ rất lâu người ta đã dùng magnesium chữa chứng đau đầu, an thần, chống các stress. Tương tự, cũng từ rất lâu người ta dùng magnesium (dưới dạng sulfat) chống tiền sản giật, từ đó ngăn ngừa đẻ non, giảm tỷ lệ tử vong trong sinh đẻ. Ngày nay, magnesium còn được dùng chống đau bụng kinh, điều hoà kinh nguyệt, chống táo bón.

Sự có mặt của magnesium cần thiết cho sự biến dưỡng của calci, phospho, natri, kali (và một số vitamin nhóm B). Vì lẽ này mà magnesium giúp cho hệ xương, răng khoẻ mạnh và ngăn không cho calci lắng đọng thành sỏi thận, sỏi mật, gai cột sống. Magnesium góp phần quan trong việc chuyển hoá glucid, lipid thành năng lượng. Do đó giúp chống mệt mỏi, suy nhược.

Magie có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình tạo glycogen của cơ và gan từ glucose máu. Magiê còn tham gia vào sự phân hủy glucose, acid béo và các acid amin trong quá trình chuyển hóa năng lượng. Magiê cũng đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp lipid và protein giúp quá trình tạo xương và các mô khác, bảo đảm tính bền vững dẫn truyền thần kinh và sự co cơ.

Magnesium và vitamin B6 cùng tham gia vào các enzym chuyển hoá nên thường phối hợp với nhau. Khi dùng các sản phẩm phối hợp này cần lưu ý không dùng đồng thời với thuốc chữa Parkinson levodopa vì vitamin B6 ức chế thuốc này.

Trong thời gian dùng magnesium, nếu cần thiết phải dùng tetracylin thì phải dùng cách xa hai thuốc này trong khoảng thời gian ít nhất là 3 giờ để tránh các tương tác bất lợi.

Người già dùng nhiều magnesium sẽ làm tăng magnesium máu, nếu không điều trị tích cực sẽ gây buồn nôn, nôn ói thậm chí dẫn đến tử vong. FDA cảnh báo rằng: Do không có các bệnh án đầy đủ về việc người già dùng các loại thuốc chứa nhiều magnesium (như thuốc kháng acid, thuốc ngủ, thuốc giảm đau…), nên các chuyên gia y tế ít nghĩ đến ngộ độc magnesium ở người già.

Magnesium trong thức ăn thực vật cao hơn động vật, trong lương thực và đậu cao hơn rau, trong rau lá xanh đậm cao hơn rau lá nhạt màu. Tính trong 100g thức ăn thì lượng magnesium (tính bằng mg) lần lượt là: nhân quả bàng: 600; hạt vừng đen: 347; lạc nhân: 306; đậu nành: 279;  hạt vừng trắng: 220; đậu xanh: 200; đậu trắng: 145; rau ngót: 129; gạo lứt: 112; rau dền cơm: 105. Thay đổi các loại thức ăn một cách khôn ngoan sẽ có đủ lượng magnesium cần thiết: một đĩa rau xà lách (lá nhạt) chỉ cho 4mg nhưng nếu thay bằng rau diếp (lá xanh đậm) thì có 8mg. Chỉ ăn một vốc nhỏ hạt điều có 50-80mg trong khi để có được số magnesium tương đương cần ăn 80g gạo lức. Ngay cả người thiếu  magnesium thì nếu ăn đủ thức ăn cũng đảm bảo ít nhất 50% nhu cầu và chỉ cần  bổ sung bằng thuốc 50% nhu cầu còn lại.

>>> Xem chi tiết thực phẩm chức năng bổ não Brain Forte Gold